HOTLINE:  0983 777 347

Vui lòng liên hệ trước khi đến showroom để chúng tôi phục vụ quý khách tốt nhất
Tiếng Việt English

Tin hot

Trải nghiệm làm tranh gạo cùng nghệ nhân - Báo PetroTimes - 15/03/2024

(PetroTimes) - Trong không gian trưng bày báo chí tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, có một...

Đọc tiếp

Đôi vợ chồng trẻ “truyền lửa” đam mê tranh gạo - Báo Làng Nghề Việt Nam - Thứ Năm - 07/04/2022

LNV - Đôi vợ chồng Khoa Đăng - Ngọc Quỳnh cùng với mẹ ruột Ngô Thy Loan và em gái Nguyễn Thúy Vy là những...

Đọc tiếp

Tranh Gạo Sơn Màu Thủ Công Logo Các Công Ty - Hướng Đi Mới Đầy Sáng Tạo Và Độc Đáo Của Tranh Gạo Quỳnh Vy

Các công ty luôn mong muốn logo thương hiệu của mình được tôn vinh theo những cách riêng sáng tạo và độc đáo...

Đọc tiếp

Tranh Gạo Quỳnh Vy - Những Gam Màu Mới Cho Sự Thành Công Mới

Không ngừng sáng tạo là điều chúng tôi cực kỳ tâm đắc và đó cũng là nét tính cách tiêu biểu của các...

Đọc tiếp

Gia đình Tranh Gạo Quỳnh Vy chúc tết trong MV mới của ca sĩ nhí Minh Vy

​Mỗi năm Tết đến xuân về, bên cạnh niềm vui sum vầy cùng gia đình với những món ăn truyền thống, ngắm...

Đọc tiếp

Video clip


Cộng đồng


Bản Đồ

Nghệ Thuật Thăng Hoa Từ Gạo (Phóng sự ngắn về Tranh Gạo Quỳnh Vy trên Phụ Nữ Việt Nam)

Bao-phu-nu-1

(Phụ nữ Việt Nam tờ - Số báo: 70 (3648) - Ngày phát hành: 11/6/2012) Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những hạt gạo vô tri bỗng trở thành bức tranh sinh động, đa màu sắc và mang đậm dấu ấn văn hoá Việt.

"ĐẶC SẢN" HỘI HỌA

Ngắm những bức tranh mang hình ảnh các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nghệ thuật và tĩnh vật, chữ thư pháp... nếu không được giới thiệu từ trước, khó ai biết được chúng được làm từ những hạt gạo quen thuộc, qua bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của các nghệ nhân.

Bao-phu-nu-1

Khách hàng thích thú với tác phẩm hội họa từ gạo

Chị Thúy Vy, chủ thương hiệu Tranh Cát - Tranh Gạo Quỳnh Vy, cho biết: "Tưởng là dễ nhưng khi bắt tay vào làm thì khó trăm bề. Từ khâu chọn nguyên liệu đến việc xử lý sao cho khéo léo để hạt gạo luôn bền và đẹp là cả một quá trình. Khi đưa vào tranh, gạo không được nhuộm màu mà phần lớn là sử dụng màu vốn có (gạo nếp than, huyết rồng...), còn những loại gạo có màu trắng thông thường thì xử lý nhiệt độ để thay đổi màu sắc".

Tùy theo nội dung tranh, chủ thể... mà tác giả chọn loại gạo thích hợp. Gạo phải được xử lý nhiệt để tạo màu, tiếp đến là đính từng hạt gạo lên khung rồi phủ một lớp keo đặc biệt để bức tranh có thể bảo quản được trong thời gian dài mà vẫn ổn định. Tất cả các khâu đều được thực hiện thủ công để bảo đảm tính chất tự nhiên của sản phẩm.

Trong khi những tác phẩm tranh gạo với chủ đề phong cảnh, danh thắng... mang vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi và đậm chất mỹ thuật thì thể loại tranh chân dung được đầu tư nhiều hơn. Theo các nghệ nhân, để có một tác phẩm tranh chân dung bằng gạo vừa có hồn, vừa mang vẻ tự nhiên thì khâu chọn gạo, xử lý màu rất công phu. Mỗi chi tiết trên tranh được xử lý khéo léo để nhân vật trở nên sống động. Từ màu mắt, nước da, mái tóc... mỗi chân dung phải mang một sắc thái riêng.

Để lại cho người thưởng thức ấn tượng sâu đậm nhất có lẽ là thể loại tranh về các con vật, đặc biệt là rồng, mang lại cho người xem cảm nhận về những ước mơ và khát vọng cháy bỏng. Những tác phẩm tranh gạo như "Lưỡng long tranh châu", "Ngũ long đoạt ngọc", "Nhị long hộ phúc"... với dáng rồng dũng mãnh nhưng mang nhiều ý nghĩa, tượng trưng cho vinh hoa, phú quý...

 

Bao-phu-nu-2

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bên bức tranh gạo chân dung của mình

TINH TÚY VĂN HÓA VIỆT

Sự phát triển của dòng tranh gạo góp phần làm cho diện mạo tranh nghệ thuật Việt Nam thêm phong phú, nhiều màu sắc. Tranh gạo ngày nay không đơn thuần chỉ là những sản phẩm bán trên thị trường, phục vụ nhu cầu thưởng thức của đại chúng, mà nó đã trở thành sản phẩm văn hóa tinh tế, mang niềm tự hào của người Việt Nam khi giới thiệu đến bạn bè quốc tế. Hầu hết nhận được sự khen ngợi vì sự độc đáo và mới lạ trong từng tác phẩm.

Điển hình trong vài năm qua, sản phẩm tranh gạo đã được mời tham dự nhiều sự kiện trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh, văn hóa truyền thống của Việt Nam. Cụ thể, trong dịp Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2011) và kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Người (19/5/2011), Quỳnh Vy đã gửi tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh bức tranh gạo chân dung Bác.

Bên cạnh đó, tranh gạo cũng xuất hiện trong nhiều sự kiện từ thiện nhằm mục đích đấu giá, quyên góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Trong chương trình Vết sẹo cuộc đời - Scar of Life, tranh gạo Quỳnh Vy với chủ đề "Vết sẹo cuộc đời" được mua với giá 7.000 USD. Số tiền này dùng để mổ tim cho các em nhỏ.

Tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" được mua với giá 70 triệu đồng tại buổi đấu giá từ thiện gây quỹ mổ mắt cho người nghèo ở Cần Thơ và Vĩnh Long...

Bài, ảnh: LONG NGUYỄN

Nguồn: https://www.thegioiphunu-pnvn.com.vn/Tin.aspx?varbaoid=2038&varnhomid=4&vartinid=12005

 

Zalo