HOTLINE:  0983 777 347

Vui lòng liên hệ trước khi đến showroom để chúng tôi phục vụ quý khách tốt nhất
Tiếng Việt English

Tin hot

Trải nghiệm làm tranh gạo cùng nghệ nhân - Báo PetroTimes - 15/03/2024

(PetroTimes) - Trong không gian trưng bày báo chí tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, có một...

Đọc tiếp

Đôi vợ chồng trẻ “truyền lửa” đam mê tranh gạo - Báo Làng Nghề Việt Nam - Thứ Năm - 07/04/2022

LNV - Đôi vợ chồng Khoa Đăng - Ngọc Quỳnh cùng với mẹ ruột Ngô Thy Loan và em gái Nguyễn Thúy Vy là những...

Đọc tiếp

Tranh Gạo Sơn Màu Thủ Công Logo Các Công Ty - Hướng Đi Mới Đầy Sáng Tạo Và Độc Đáo Của Tranh Gạo Quỳnh Vy

Các công ty luôn mong muốn logo thương hiệu của mình được tôn vinh theo những cách riêng sáng tạo và độc đáo...

Đọc tiếp

Tranh Gạo Quỳnh Vy - Những Gam Màu Mới Cho Sự Thành Công Mới

Không ngừng sáng tạo là điều chúng tôi cực kỳ tâm đắc và đó cũng là nét tính cách tiêu biểu của các...

Đọc tiếp

Gia đình Tranh Gạo Quỳnh Vy chúc tết trong MV mới của ca sĩ nhí Minh Vy

​Mỗi năm Tết đến xuân về, bên cạnh niềm vui sum vầy cùng gia đình với những món ăn truyền thống, ngắm...

Đọc tiếp

Video clip


Cộng đồng


Bản Đồ

Tranh Gạo Quỳnh Vy Trên Báo Sài Gòn Tiếp Thị - Số Xuân Tân Mão 2011

Tháng 11.2010, tại triển lãm văn hoá Việt Nam ở Hàn Quốc, nhiều người xem đã say mê, ngẩn ngơ đứng hàng giờ trước gian hàng tranh gạo của Nguyễn Thuý Vy, sinh viên trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học Tp.HCM để xem cô nhặt từng hạt gạo "vẽ" lên những bức tranh. Thị trưởng thành phố Busan đã xúc động thốt lên: "Chúng tôi đã biết đến lúa gạo của Việt Nam, nhưng việc ghép từng hạt gạo để thành những tác phẩm nghệ thuật là một ý tưởng tuyệt vời, là một công trình công phu và quý giá. Và hạt gạo Việt Nam lại một lần nữa đã bước ra thế giới, với đôi cánh nghệ thuật...

banner-bai-saigontiepthiTháng 11.2010, tại triển lãm văn hoá Việt Nam ở Hàn Quốc, nhiều người xem đã say mê, ngẩn ngơ đứng hàng giờ trước gian hàng tranh gạo của Nguyễn Thuý Vy, sinh viên trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học Tp.HCM để xem cô nhặt từng hạt gạo "vẽ" lên những bức tranh. Thị trưởng thành phố Busan đã xúc động thốt lên: "Chúng tôi đã biết đến lúa gạo của Việt Nam, nhưng việc ghép từng hạt gạo để thành những tác phẩm nghệ thuật là một ý tưởng tuyệt vời, là một công trình công phu và quý giá. Và hạt gạo Việt Nam lại một lần nữa đã bước ra thế giới, với đôi cánh nghệ thuật...

sgtthi

Nguyễn Thuý Vy – Nâng niu từng hạt gạo làng ta

Tháng 11.2010, tại triển lãm văn hoá Việt Nam ở Hàn Quốc, nhiều người xem đã say mê, ngẩn ngơ đứng hàng giờ trước gian hàng tranh gạo của Nguyễn Thuý Vy, sinh viên trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học Tp.HCM để xem cô nhặt từng hạt gạo “vẽ” lên những bức tranh. Thị trưởng thành phố Busan đã xúc động thốt lên: “Chúng tôi đã biết đến lúa gạo của Việt Nam, nhưng việc ghép từng hạt gạo để thành những tác phẩm nghệ thuật là một ý tưởng tuyệt vời, là một công trình công phu và quý giá. Và hạt gạo Việt Nam lại một lần nữa đã bước ra thế giới, với đôi cánh nghệ thuật…

 

vu-thu-phuong


Siêu mẫu Vũ Thu Phương và Thuý Vy tại triển lãm ở Hàn Quốc

Mọi chuyện khởi đầu khi Vy thấy người anh họ đang học đại học Mỹ Thuật dùng chất liệu gạo để làm tranh. Xem bức tranh gạo còn đang được thử nghiệm, cô sinh viên chuyên ngành Quan Hệ Quốc Tế đã tìm thấy ở đó một câu chuyện kể, phát hiện them một nét đặc sắc của nền văn minh lúa nước và một con đường để hạt gạo Việt Nam đi xa hơn. Công trình sản xuất tranh gạo để quảng bá cho hạt gạo Việt Nam đã khởi đầu từ mục đích văn hoá, giúp ích cho xã hội chứ không chỉ là việc kinh doanh, làm kinh tế. (Bài viết các bạn đang xem được trích từ website www.tranhcatquynhvy.com)

Bắt tay vào làm tranh gạo, mới thấy đây là một công việc khá trần ai. Đầu tiên, Vy phải đi thu thập, tìm hiểu và nghiên cứu toàn diện về hạt gạo Việt Nam từ hình dáng, màu sắc, cho tới cả sức bền. Gạo tám xoan thì bóng và dài, thơm lài thì ngắn hạt, gạo lức có màu đỏ thẫm, còn nếp than thì cho ta màu tím đen… Sau đó là công đoạn chống ẩm, mốc, sấy để có được màu sắc phù hợp. Ban đầu, Vy dùng chảo thường rang gạo, gạo bị đen, không ra màu như ý muốn và bị vỡ vụn. Sau đó tìm tòi chế tác nồi sấy gạo, canh nhiệt độ tự động, có thể rang sấy nhiều tông màu và hạt gạo không bị vỡ. Sau khi chuẩn bị xong nguồn nguyên liệu, công đoạn tỉ mẩn và công phu nhất là ghép từng hạt gạo thành một bức tranh nghệ thuật. Nhặt nhạnh, nâng niu từng hạt gạo, bức tranh dần hiện lên…
 

sgtthi-1

 
 
Việc làm tranh gạo công phu, tỉ mỉ nhưng cũng rất dân dã, phù hợp với mọi người. Gian nhà thuê nhỏ bé của Vy không đủ để làm xưởng, khoảng 20 người thợ nhận nguyên liệu về nhà làm, tỉ mẩn, nhẩn nha mỗi ngày. Vy cho biết, mỗi bức tranh gạo đều có sự khác biệt, không bức tranh nào giống bức tranh nào, bởi mỗi mẻ gạo sấy đều cho ra một màu khác nhau, cũng như người hoạ sỹ pha màu vậy, và trong mỗi bức tranh đều thể hiện được cảm xúc buồn vui, thăng hoa của người thợ. Người thợ làm tranh gạo luôn tập trung mọi tâm trí, cảm xúc và mỗi lần sắp đặt là một lần người thợ sáng tạo và chuyển tải vào đó tất cả những tình cảm của mình.
 

sgtthi-2

Người ta yêu thích tranh gạo vì những màu sắc độc đáo, tự nhiên mà không có loại chất liệu màu nào có thể pha chế được. Những hạt gạo trên nền của bức tranh tạo nên những đường vân sinh động với vẻ đẹp biến ảo, quyến rũ. Khách nước ngoài chuộng tranh gạo vì vẻ đẹp độc đáo và thường đặt hàng tranh gạo để làm quà tặng trang trọng vào những dịp đặc biệt và cũng để khoe về một chất liệu độc đáo của Việt Nam. Có nhiều công ty còn đặt làm biểu tượng của công ty mình bằng tranh gạo. Không chỉ khách trong nước, đông đảo Việt kiều về thăm quê hương khi ra về thường thích mang theo một bức tranh gạo. Tranh gạo không chỉ gợi nhớ quê hương đất nước qua những chủ đề phong cảnh đồng quê, tre trúc, hoa sen, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành… mà giờ đây mọi người có thể hãnh diện giới thiệu rằng, tranh này được làm từ những “hạt gạo của làng tôi, của quê tôi”. Trong số khách hàng của Vy, có một Việt kiều ở Đức, mỗi lần về thường đặt hàng chục bức, đem về trưng bày và bán ở showroom tranh của bà. Hạt gạo làng ta đã đi xa….

Trong những dịp lễ hội văn hoá dân gian ở TP.HCM gần đây, người ta thấy xuất hiện người ta thấy xuất hiện một gian hàng mang tên: “Hạt lúa quê tôi” trưng bày và giới thiệu về các loại gạo của Việt Nam. Ngay cạnh đó có một “cô Tấm ngày nay” – Thuý Vy đang ngồi tỉ mẩn nhặt từng hạt gạo để ghép thành bức tranh. Rất nhiều bạn trẻ thích đến đây để học làm tranh gạo. Họ không chỉ làm tranh mà bài học đầu tiên học cảm nhận được từ trái tim là biết nâng niu từng “hạt ngọc của trời”, biết yêu thương và trân trọng từ hạt gạo Việt Nam.

Thu Thuỷ - Việt Hà

 

Zalo